Cây Lưỡi Hổ được Nasa chứng minh là loài cây có tác dụng làm sạch không khí, hấp thụ chất ô nhiễm,cải thiện không gian sống, đem lại tâm trạng tốt nhất trong số cây trồng trong nhà
Tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ có tác dụng xua đuổi ma quỷ và chống lại sự bỏ bùa
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa cầu chúc may mắn đến với bạn bè,đối tác, tân gia: an cư lạc nghiệp, năm mới tài lộc dồi dào.
Lá lưỡi hổ mọc thẳng đứng từ gốc tượng trưng cho sức mạnh cá nhân.
Với một phòng diện tích rộng khoảng 75m², ta trồng 1 cây lưỡi hổ có 4 lá là đủ giữ cho căn phòng hết ô nhiễm.
Cây lưỡi hổ hay cây lưỡi cọp hay cây hổ vĩ mép lá vàng, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata
Cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng nhanh
Cây thảo, cao 30-50cm. Cây gần như không có thân
Quả mọng có 1-3 hạt.
Rễ mập và khỏe. Lá dẹt, mập, cứng, hình lòng thuyền rộng, mép lá có sụn màu đỏ nhạt, mép lá viền vàng, lá già có vằn ngang màu đậm mép xanh.
Cụm hoa có cuống chung, hoa màu trắng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài.
Thuộc họ Bồng bồng – Dracaenaceae.
Nguồn gốc xuất xứ: châu Á nhiệt đới.
Ánh sáng thích hợp với cây lưỡi hổ: Lưỡi hổ ưa khí hậu khô nóng, chịu rét khá kém. Cây chịu được ánh nắng trực tiếp, nhưng vẫn sống khỏe mạnh trong nhà hoàn toàn hoặc bóng râm.
Đất trồng phù hợp cây lưỡi hổ: cây có thể trồng được với mọi loại đất từ đất tốt đến đất khô cằn kể cả đất pha cát và sỏi .Đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao.
Tưới nước cho cây lưỡi hổ: Mùa mưa không cần tưới, mùa nắng 5-7 ngày/lần
Nhiệt độ phù : Cây Lưỡi Hổ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC,
Độ ẩm: Lưỡi hổ ưa khô nên thích độ ẩm trung bình, nếu cao quá sẽ làm chết cây do thối rễ.
Phân bón: Cây lưỡi hổ có khả năng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng trung bình, khoảng vài tháng bạn bón phân cũng không sao, nhưng tránh bón vào mùa lạnh , lúc đó cây hấp thụ kém.