-
-
-
Tổng cộng:
-
CÂY LƯỠI HỔ là cây cảnh phong thủy tốt nhất hiện nay, mang đến vận may cho gia chủ , cây có thể sống trong bóng mát, lá khỏe mạnh và cướng cáp , được coi là biểu tượng sức manh cá nhân.
Cây lưỡi hổ thường được trồng trong nhà, trong phòng làm việc
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria. Cây lưỡi hổ là loài thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng đến 60 cm, có thân rễ. Cây lưỡi hổ là loài cây lâu năm mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo, dài 0.3 – 1.75 m và rộng 2.5 – 9 cm, khá dày và có phần thịt (mọng nước). Mặt lá nhẵn có màu xanh đậm với vết lốm đốm màu xám xanh lá cây, mép lá có viền màu vàng.
Hoa, quả, tạt: Cụm hoa có chung cuống, mập, tròn, màu xanh bóng, cao 30cm có lá bắc. Hoa màu trắng lục nhạt 3,5cm, hoa 6 cánh, mềm, dài, thuôn. Quả tròn.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Ý nghĩa phong thủy của Cây Lưỡi Hỗ: Cầu chúc may mắn đến với đối tác, người thân, bạn bè. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp. Mừng năm mới phát tài phát lộc.
Ngoài ra cây lưỡi hổ trong phong thủy còn xua đổi tà khí và mang lại vượng khí choi ngôi nhà bạn. Mặt khác cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa bảo vệ.
Thường vị trí tốt nhất cho cây lưỡi hổ trong phong thủy nhà hoặc văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam sẽ xua đuổi tà khí và mang lại vượng khí cho ngôi nhà bạn
Tác dụng của cây lưỡi hỗ: Không những thế, Cây Lưỡi Hổ sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp trồng trong phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm. Theo công bố về những loại cây lọc không khí của NaSa thì cây lưỡi hổ là cây thuộc tóp đầu có khả năng làm sạch không khí.
Cách trồng và chăm sóc lưỡi hổ
Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Nó cũng chịu nắng trực tiếp cũng như bóng râm toàn phần. Khi trồng trong nhà cần giữ đất khô ráo và thoát nước tốt,
chỉ tưới nước phun sương hoặc đợi đến lúc đất thật khô mới tưới.
Kỹ thuật khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ :
Ánh sáng: Là loài cây sống trông điều kiện khô nóng, chịu được ánh nắng trực tiếp giữa trưa. Tuy nhiên, Cây Lưỡi Hổ vẫn thích nghi tốt với điều kiện bóng râm hoặc bán râm.
Đất trồng: Thích ứng tốt với đất khô cằn: đất cát, đất cát pha, đất sỏi. Đất trồng phải có tính kiềm (có hàm lượng chất voi cao).
Nước: Đây là loại chịu hạn khá tốt, nhu cầu nước không cao. Vào mùa đông, có thể tưới nước 1 tháng/lần, vào mùa hè thì tưới nước thường xuyên hơn khoảng 1 tuần/lần.
Nhiệt độ: Cây Lưỡi Hổ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC, cây sẽ chậm phát triễn khi nhiệt độ dưới 10oC, nếu nhiệt độ này kéo dài quá lâu, cây có thể chết.
Độ ẩm: thích nghi với độ ẩm trung bình, nếu độ ẩm quá cao sẽ gây thối rễ dẫn đến chết cây.
Phân bón: Cần bón phân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tránh bón phân vào mùa lạnh.